Bước vào mùa giải 2020/21, tân chiến lược gia người Hà Lan đã hạ quyết tâm phục hưng lại đội bóng. Khi triều đại Ernesto Valverde và Quique Setien khép lại, đội bóng xứ Catalunya chỉ còn là đống tro tàn, Barca khi Ronald Koeman đến chỉ là gã khờ trên thị trường chuyển nhượng (TTCN). Đội bóng mang về trung bình mỗi kì chuyển nhượng 1 đến 2 ngôi sao, tuy vậy những lúc đội bóng bế tắc cả đội và người hâm mộ đều trông chờ vào sự tỏa sáng của ngôi sao Lionel Messi.
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, Barca là đội bóng có quỹ lương cao nhất thế giới theo thống kê từ Companies House. Mùa giải 2018/2019, quỹ lương của CLB này đã vượt trội so với phần còn lại của bóng đá thế giới – 9,37 triệu bảng mội tuần. Đội bóng xứ Catalan phải chi rất nhiều tiền nhằm giữ chân các trụ cột trong đó Lionel Messi (1,15 triệu bảng/tuần) chiếm hơn 10%. Không quá khó hiểu khi Barca đã mắc vô số sai lầm lớn trên TTCN, các ngôi sao cập bến Camp Nou đều nhận mức lương khổng lồ. Đội bóng đã phải chi trả rất nhiều tiền và đổi lại là không tỏa sáng đúng kì vọng. Có thể nói rằng Barca đã xài tiền như nước trong vài mùa giải đã qua.
Gần nhất, ban lãnh đạo (BLĐ) đội bóng đã giảm lương toàn bộ đội bóng vì những khó khăn từ dịch Covid-19, toàn đội đã thực hiện giảm lương ở mùa giải trước. Tuy nhiên, sang mùa hiện tại sự suy thoái kinh tế trong thể thao ngày càng lớn, CLB tiếp tục có những chính sách giảm lương để phần nào cân bằng dần nguồn thu, sau khi thông báo mức thua lỗ kỷ lục lên đến 200 triệu euro. Kế hoạch này đang vấp phải sự phản đối dữ dội đến từ các cầu thủ. Cụ thể, các cầu thủ không chấp nhận việc tiếp tục bị trừ lương lên đến 30% trong giai đoạn sắp tới.
Messi được cho là cầu thủ dẫn đầu trong cuộc chiến mới chống lại BLĐ. Ngôi sao người Argentina đã thể hiện tầm ảnh hưởng của mình khi kêu gọi tập hợp các đồng đội cùng ký tên vào một bản burofax (một dịch vụ dùng để gửi tài liệu riêng tư) để gửi đến CLB. Thông điệp cả nhóm cầu thủ này đưa ra quan điểm rằng: sẽ không có thoả hiệp nào nếu không có lý do hợp lý.
Tuy nhiên, ba trong số đông các cầu thủ chấp nhận giảm lương được xác định bao gồm Marc-Andre ter Stegen, Frenkie de Jong và Clement Lenglet. Ba ngôi sao này không ký vào đơn phản đối bởi vì họ đang được đảm bảo lương lai tại Camp Nou dưới thời HLV Ronald Koeman. Chủ tịch Barca, Joseph Bartomeu đã từng không ít lần đảm bảo điều này. Sẽ không khó hiểu khi Stegen, Lenglet và De Jong không tham gia cùng Messi vào phe chống lại đội bóng chủ quản.
Thời gian gần đây, nội bộ Barcelona đang liên tục dậy sóng sau nhiều mâu thuẫn nội bộ. Sau khi rời khỏi Champions League tại tứ kết mùa trước với tỉ số 8-2, BLĐ đội bóng đã nảy sinh nhiều vấn đề. Huấn luận viên Ernesto Valverde mất ghế, Messi liên tục đệ đơn xin rời đi sau gần 1 thập kỉ gắn bó, đỉnh điểm là siêu sao 33 dọa cùng ra tòa giải quyết hợp đồng. Mới đây, truyền thông xác nhận thông tin Barcelona đã nhận được 18.090 chữ ký trong chiến dịch kêu gọi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chủ tịch Josep Bartomeu.
Khủng hoảng cả trong lẫn ngoài sân cỏ vẫn chưa thể kiểm soát, câu chuyện giảm lương lần 2 này sẽ là giọt nước tràn ly khiến Messi quyết tâm rời khỏi Barca lần nữa ở kỳ chuyển nhượng năm nay khi phiên chợ Đông bắt đầu mở cửa. Thậm chí Messi có thể ra đi mà Barca không thể thua lấy một đồng, bởi theo luật lao động tại Tây Ban Nha, việc giảm 30% lương có thể buộc 2 bên phải ký vào một bản hợp đồng mới, hoặc người lao động được phép rời đi kèm theo khoản tiền đền bù nhất định.
Khủng hoảng tại Barca lúc này có thể nói là cuộc chiến nảy lữa giữa Messi – Joseph Bartomeu. Nếu như chủ tịch Bartomeu được xem như kẻ phá hoại mọi di sản của đội bóng, thì Messi lúc này không khác là bao khi ngôi sao người Argentina đang liên tục công khai đối đầu với BLĐ. Tình hình nội bộ đội chủ sân Camp Nou dưới triều đại HLV Koeman không khiến các CĐV có thể yên tâm sau khi liên tục bị đặt vào tình trạng báo động. Đây có thể là cuộc chiến không hồi kết tại Barca nếu không có sự ra đi của một trong hai nhân vật quyền lực nhất lúc này là: Messi – Joseph Bartomeu.
Quang Thịnh/ Theo TTV24