“Thời trang bền vững” hay chiến lược PR của các thương hiệu thời trang

23:46 | 26/08/2020
Vấn đề của thời trang chính là liệu nó có thể vẫn vừa lộng lẫy, vừa là người bạn thân thiện với môi trường và con người. Thời trang bền vững là như thế nào và liệu có phải giải pháp cho ngành thời trang trong tương lai.

Cứ mỗi năm, hàng triệu tấn quần áo, phụ kiện thời trang được thải ra môi trường. Tuy vậy, số lượng những món đồ được tái chế chiếm tỷ lệ rất thấp. Ngành thời trang đã vô tình “tiếp tay” cho việc gây ra ô nhiễm môi trường.

Nhận thấy hậu quả vô cùng nghiêm trọng, các thương hiệu thời trang liên tục học hỏi và thay đổi để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và trái đất. Chính vì thế “thời trang bền vững” ra đời. Biến thời trang trở thành một ngành công nghiệp xanh và thân thiện với môi trường.

Thời trang bền vững (sustainable fashion hay eco-fashion) là sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững như cotton hữu cơ, cotton tái chế… Nguồn nguyên liệu này được trồng theo phương pháp hữu cơ, canh tác bằng phân bón, thuốc trừ sâu thiên nhiên và không dùng hạt giống biến đổi gen.

Sự chuyển mình của làng thời trang tiếp cận với xu hướng “thời trang bền vững”

Mùa Thu Đông năm nay, làng thời trang đã trải qua một năm không mấy suôn sẻ nhưng các thương hiệu thời trang vẫn đều đặn cho ra mắt bộ sưu tập. Đa phần nhiều hãng giới thiệu những sản phẩm với chất liệu từ quần áo cũ, vải tái chế, đồ may thủ công hay chất liệu tự nhiên dễ dàng phân huỷ. Một số ông trùm trong lĩnh vực thời trang nhanh như H&M, Zara, GAP… cho ra nhiều mẫu thân thiện với môi trường.

Gucci cũng chọn thời điểm này ra mắt bộ sưu tập Of the grid. Một trong những nguyên liệu chính là Econyl, một loại ni lông tái sinh 100% được tái chế từ chất thải trước và sau tiêu dùng. Việc sử dụng chất liệu này giúp các chất thải ni lông không bị chôn lấp hoặc gây hại cho môi trường nước.

Gucci sử dụng chất liệu bền vững.

Hãng Adidas, sau lần hợp tác với NTK Stella McCartney, đã cho ra đời mẫu giày Ultra BOOST X Parley. Thiết kế này làm bằng chất liệu tái chế từ rác thải nhựa nằm trong hình hài của những sợi chỉ trên kết cấu thân giày. Ngày 10/9 vừa qua, hãng tung ra phiên bản giày “huyền thoại” Stan Smith sử dụng chất liệu da vegan (plastic giả da, da tổng hợp, da nhân tạo, vải bông sáp…)

Adidas giày làm từ rác thải.

Converse – ông anh cả trong làng streetwear không đứng ngoài cuộc. Renew Canvas là bước đầu xuất phát trong 2019 cho lá cờ bền vững. Chất liệu đặc biệt được dệt từ hàng loạt vỏ chai nhựa thu về để cho ra một đôi giày Renew Canvas. Cứ một sản phẩm Renew Canvas ra đời đồng nghĩa với một số lượng vỏ chai đã được tái chế.

Converse tham gia xu hướng “Thời trang bền vững”.

Việt Nam xâm nhập vào xu hướng “thời trang bền vững”

Môi Điên một cái tên còn khá mới trong làng thời trang Việt. Tom Trandt (người sáng lập thương hiệu) hiểu rằng bản thân cần có trách nhiệm hơn với các thiết kế và tái sử dụng chất liệu thừa trong sản xuất là cách anh thực hiện điều đó. Vải thừa từ các BST trước được anh tổng hợp lại, sau đó lên ý tưởng, cắt ghép tỉ mỉ để tạo nên bộ trang phục mới.

Moidien

Chất liệu thiên nhiên, vải vóc là nguồn cảm hứng bất tận của NTK Nguyễn Hoàng Tú. Anh tìm tới nhiều vùng trên khắp đất nước có các nguồn nguyên liệu tự nhiên nổi tiếng như Vạn Phúc, Bảo Lộc… Với Nguyễn Hoàng Tú, làm việc cùng chất liệu nguồn gốc tự nhiên khiến anh được đắm chìm và thăng hoa hơn.

Bộ sưu tập sử dụng chất liệu xanh của NTK Nguyễn Hoàng Tú.

Thời gian gần đây, anh cũng đang thử nghiệm việc tái sử dụng những chất liệu cũ từ BST trước để tạo ra các thiết kế mới. Kỹ thuật ghép những mảnh vải thừa được thực hiện tỉ mỉ, công phu để mang đến các thiết kế có giá trị thẩm mỹ cao.

Dù cho các thương hiệu sử dụng “thời trang bền vững” như một chiến lược PR. Không thể phủ nhận xu hướng này đã thay đổi nhận thức mua hàng và sử dụng. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong mỗi con người.

Hạ Du/Theo TTV24

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *