Giải Nobel Văn học 2020 được công bố tại Thụy Điển lúc 13h00 ngày 8/10 (tức 18h00, giờ Hà Nội).
Nhà thơ Mỹ Louise Glück, được trao giải Nobel Văn học năm nay, sinh năm 1943 tại New York và sống ở Cambridge, Massachusetts. Ngoài khả năng viết lách, bà còn là giáo sư tiếng Anh tại Đại học Yale, New Haven, Connecticut.
Viện Hàn lâm trao giải cho Louise Glück vì “một giọng thơ không lẫn vào đâu được, với vẻ đẹp khắc khổ khiến sự tồn sinh của cá nhân trở nên phổ quát”. Bằng ngôn ngữ thi ca, bà kể những trải nghiệm cá nhân liên quan đến lịch sử, thiên nhiên, cuộc sống hiện đại. Anders Olsson, chủ tịch Ủy ban Nobel, nói Gluck sử dụng ngôn ngữ “thẳng thắn, không khoan nhượng, đó là tín hiệu cho thấy nhà thơ này muốn được thấu hiểu. Cô ấy cũng rất hài hước và sâu cay”.
Năm 2019: Chủ nhân giải Nobel Văn học 2019, nhà văn Peter Handke sinh năm 1942 tại một vùng quê phía nam nước Áo. Tác phẩm đầu tiên của ông là tiểu thuyết Die Hornissen, xuất bản năm 1966. Hơn 50 năm sau, ông Handke đã trở thành một trong những tác giả có ảnh hưởng nhất châu Âu sau Thế chiến 2.
“Nét riêng của Peter Handke là sự chú ý đặc biệt đến phong cảnh và thế giới vật chất, từ đó khiến điện ảnh và hội họa trở thành hai nguồn cảm hứng lớn nhất của ông”, tuyên bố từ Ủy ban Nobel về Văn học viết.
Các tác phẩm của ông Handke “chứa đựng niềm khao khát mạnh mẽ về việc khám phá và biến những khám phá của ông trở thành thứ có thực thông qua việc tìm cách diễn đạt mới cho chúng bằng văn chương”.
Năm 2018: Trong khi đó, giải Nobel Văn học 2018 được trao cho tác giả Olga Tokarczuk vì trí tưởng tượng, cùng với niềm đam mê kiến thức rộng lớn đã thể hiện những hành trình vượt qua các ranh giới như một dạng thức của sự sống.
Tác giả người Ba Lan từng giành giải Man Booker International cho tiểu thuyết “Flights”.
Năm 2017: Giải Nobel Văn học 2017 được trao tặng cho tác giả người Anh Kazuo Ishiguro. “Người mà trong tiểu thuyết với những xúc cảm dạt dào, đã khám phá ra những góc sâu thẳm, huyền ảo ẩn chứa trong chúng ta về mối liên hệ với thế giới”, tuyên bố trao giải của Viện Hàn lâm Thụy Điển viết.
Theo BBC, Kazuo Ishiguro đã viết 8 cuốn sách được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ trên thế giới. Trong đó, những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là The remains of the day, Never let me go từng được chuyển thể thành phim.
Năm 2016: Nobel Văn học 2016 là ca sĩ, nhạc sĩ Bob Dylan vì “đã tạo ra phong cách lột tả chất thơ mới mẻ” trong các ca khúc của mình. Như vậy, Bob Dylan là người Mỹ thứ 259 được trao giải Nobel.
Trong sự nghiệp âm nhạc, Bob Dylan được xem là một trong những ngôi sao nổi tiếng nhất thế giới, có ảnh hưởng rất sâu đậm đến văn hóa và âm nhạc đại chúng.
Phần lớn các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng nhất của Bob Dylan ra mắt vào những năm 1960, nói về tình trạng bất ổn của xã hội. Ông được báo chí ca ngợi là một người phát ngôn cho thế hệ những người Mỹ ở thời đại của mình, dù Bob Dylan nhiều lần từ chối danh xưng ấy.
Năm 2015: Svetlana Alexievich là nhà văn nữ thứ 14 được trao giải thưởng này. Sinh ngày 31/5/1948 ở thị trấn Ivano-Frankivsk nước Ukraine, bà có cha là người Belarus còn mẹ là người Ukraine. Alexievich lớn lên ở Belarus, nơi cả cha mẹ bà làm nghề giáo. Bà học báo chí ở Đại học Minsk từ năm 1967 đến 1972. Sau khi tốt nghiệp, bà hoạt động trong nghề báo ở biên giới Ba Lan rồi chuyển về thủ đô Minsk làm việc.
Trong sự nghiệp làm báo, bà từng phỏng vấn hàng nghìn nhân chứng trải qua những sự kiện chấn động nhất khối Liên Xô gồm Thế chiến II, Chiến tranh Liên Xô – Afghanistan (1979 – 1989), sự sụp đổ của Liên Xô (1991) và thảm họa hạt nhân Chernobyl (1985). Những tác phẩm của bà được coi là biên niên sử bằng văn chương và bằng cảm xúc về lịch sử cũng như con người Xô Viết.
Năm 2014: Giải Nobel Văn học 2014 Viện Hàn lâm trao giải cho Patrick vì “với nghệ thuật của ký ức, ông đã tái hiện những số phận khó nắm bắt nhất và khám phá thế giới – cuộc sống trong sự chiếm đóng”. Peter Englund nhận định: “Patrick Modiano có thể được coi là Marcel Proust của thời đại chúng ta”. Ông là nhà văn thứ 11 của Pháp giành được giải thưởng này.
Viện Hàn lâm trao giải cho Patrick vì “với nghệ thuật của ký ức, ông đã tái hiện những số phận khó nắm bắt nhất và khám phá thế giới – cuộc sống trong sự chiếm đóng”. Peter Englund nhận định: “Patrick Modiano có thể được coi là Marcel Proust của thời đại chúng ta”. Ông là nhà văn thứ 11 của Pháp giành được giải thưởng này.
Năm 2013: giải Nobel Văn học 2013 danh giá đc trao cho nhà văn người Canada Alice Munro, người được mệnh danh là bậc thầy của những truyện ngắn đương đại.
Trong suốt sự nghiệp sáng tác, Munro luôn được coi là nữ tác gia xuất sắc của nền văn học đương đại Canada. Năm 2009, bà từng nhận được giải thưởng văn học uy tín Man booker International prize – một giải thưởng văn học quốc tế dành cho những nhà văn sáng tác bằng tiếng Anh.
Bà cũng đã 3 lần giành được giải thưởng Governor general’s award – giải thưởng của Chính phủ Canada nhằm tôn vinh các tài năng lớn trong các lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật – xã hội – hàn lâm.
Nhà văn được tôn vinh với các công trình mang phong cách chủ nghĩa tâm lý hiện thực rõ ràng. Những câu truyện kể của bà thường đặt trong những môi trường nhỏ của thị trấn nơi có những đấu tranh, xung đột xã hội và đạo đức giữa các thế hệ.
Mặc dù miêu tả những khía cạnh của các đời sống hàng ngày, nhưng Alice Munro bằng tài năng của mình đã tạo nên những câu truyện tràn đầy tính hiện sinh trong ánh sáng huy hoàng.
Năm 2012: Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định Mạc Ngôn là một nhà văn với “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trộn lẫn với những câu chuyện dân gian, lịch sử và hiện đại”. Mạc Ngôn có thể coi là người “thuần” Trung Quốc đầu tiên giành giải Nobel Văn chương trong lịch sử 111 năm của giải thưởng này.
Như vậy, sau 12 năm mới có một người gốc châu Á giành giải Nobel Văn chương, và lại gắn với Trung Quốc. Người chiến thắng năm 2000 – Cao Hành Kiện – sinh ra ở Trung Quốc nhưng mang quốc tịch Pháp. Tại châu Á có hai quốc gia cũng đang rất khao khát giải thưởng này là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bắt đầu sáng tác từ năm 1981 với nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, tùy bút… lên đến hơn 200 tác phẩm, Mạc Ngôn được đánh giá là một trong những nhà văn có sức ảnh hưởng lớn trong nước và nước ngoài. Ông cũng đã vinh dự được trao tặng nhiều giải thưởng văn học Trung Quốc và thế giới.
Hầu hết các tác phẩm của ông đều được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức,Ý, Nhật, Nga, Thụy Điển… Những tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của nhà văn nổi tiếng như: Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận, Con đường nước mắt, Cao lương đỏ…
Năm 2011: Chủ nhân của giải Nobel Văn học năm 2011 thuộc về nhà thơ người Thụy Điển Tomas Tranströmer. Người phát ngôn của Ủy ban Nobel cho biết, Tomas Tranströmer được lựa chọn là bởi những ý tưởng cô đúc và hình ảnh chân thực, trong thơ ông đã đem đến cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về những gì đang diễn ra xung quanh.
Năm ngoái, giải thưởng cao quý này đã được trao cho nhà văn người Peru Mario Vargas Llosa với các tác phẩm văn học như: Ngôi nhà xanh, Đại úy Pantoja và dịch vụ đặc biệt hay Người kể chuyện. Với những tác phẩm của mình, Llosa được Ủy ban Nobel đánh giá là đem lại những trang viết khắc họa sắc nét về nghị lực, sự nổi loạn và bất lực của con người.
Năm 2010: Giải Nobel văn học năm 2010 của Viện Hàn lâm Thụy Điển đã được trao cho nhà văn, nhà báo, kiêm nhà hoạt động xã hội người Peru Mario Vargas Llosa, một trong những tác giả nổi tiếng nhất của nền văn học Mỹ Latinh.
Trong thông cáo báo chí, một lời tuyên dương chính thức trước thế giới, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã cho biết: “Thành tựu nghiên cứu các cấu trúc quyền lực và những hình ảnh sắc sảo về sự kháng cự, nổi dậy và thất bại của con người cá nhân”.
Trước đó, Mario Vargas Llosa từng giành được rất nhiều giải thưởng văn học thuộc hàng lớn nhất của thế giới, trong đó tiêu biểu là Giải thưởng Miguel de Cervantes (mang tên tác giả bộ tiểu thuyết lừng danh Don Quixote thế kỷ XVII, do Hoàng gia Tây Ban Nha thành lập), được đánh giá là giải thưởng danh giá nhất dành cho các tác giả sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha.
Hải Linh/ Theo TTV24