Cụ thể, câu chuyện như sau:
“Hàng xóm của bạn có một đứa bé kháu khinh đáng yêu, bạn thấy quý nó vô cùng. Mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạn làm điều đó rất tự nguyện, thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo.
Rồi một ngày kia, bạn gặp chút mệt mỏi và quên bằng mất mình đã hết kẹo mà chưa đi mua. Gặp đứa bé trên đường đi làm về, bạn xoa đầu nó và bảo: “Chú hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy thái độ của nó lập tức thay đổi. Nó thờ ở, lạnh lùng gào âm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi nói nói với mọi người rằng bạn không còn tốt với nó nữa.
Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bốn phận, là trách nhiệm. Khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn. Nếu ở trong hoàn cảnh đó liệu bạn có thể tiếp tục “cho đi” nữa hay không? Với nhiều người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày, thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho mà thôi.”
Câu chuyện về thanh kẹo này được đăng kèm bức ảnh Hứa Minh Đạt và Hoài Linh chụp chung với nhau. Vì vậy, khán giả cho rằng Hứa Minh Đạt đang muốn dùng câu chuyện này nói về vụ từ thiện của đàn anh. Có lẽ anh cho rằng, khi nghệ sĩ làm từ thiện, công chúng sẽ dần cho rằng đó là điều hiển nhiên và đến một ngày, khi họ không thể làm từ thiện được nữa, sẽ có người quay ra chỉ trích họ. Có lẽ đối với anh, từ thiện là tự nguyện chứ không phải mang tính bắt buộc, nghệ sĩ Hoài Linh kêu gọi từ thiện vì có tấm lòng tốt, nhưng khi ông chậm trễ trong việc trao tiền đến tay người dân, cộng đồng mạng chỉ trích ông là không thoả đáng lắm.
Tuy nhiên, bên dưới bài đăng của Hứa Minh Đạt, nhiều người để lại bình luận nhận xét câu chuyện chiếc kẹo này không phù hợp với hoàn cảnh của danh hài Hoài Linh. Bởi, nhân vật người đàn ông trong câu chuyện dùng kẹo của anh ta tặng cho đứa bé, còn Hoài Linh là kêu gọi tiền từ các mạnh thường quân. Hoài Linh nhận trách nhiệm chuyển tiền của người khác đến với miền Trung ruột thịt, cũng giống như việc người đàn ông trong câu chuyện kêu gọi người khác đưa kẹo cho anh ta, để anh ta chuyển kẹo đến tay đứa trẻ. Nếu anh ta quên chuyển, chẳng phải anh ta có lỗi với đứa trẻ và chủ nhân những viên kẹo sao?
Hơn nữa, câu chuyện của Hứa Minh Đạt còn có phần chưa thuyết phục. Bởi lẽ, không phải đứa trẻ nào cũng tỏ thái độ, giận dỗi nếu ai đó không tặng nó kẹo. Không thể lấy hình ảnh một đứa trẻ chưa hiểu chuyện để quy chụp rằng tất cả trẻ con đều không hiểu chuyện được.
Có người còn cho rằng, việc cần làm bây giờ không phải giải thích hay thanh minh sự “trong sạch” của Hoài Linh mà cần phải nhanh chóng chuyển số tiền từ thiện đến tay người dân miền Trung.
Có vẻ như bài đăng bảo vệ đàn anh của Hứa Minh Đạt đã vô tình gây hiệu ứng ngược khi câu chuyện được đưa làm ví dụ khá… lạc đề, mặc dù câu chuyện cũng có phần ấn tượng. Tuy nhiên nếu dùng cho trường hợp kêu gọi từ thiện 14 tỷ đang lùm xùm của nam danh hài thì chẳng khác nào đang đánh tráo khái niệm.
Được biết, Hứa Minh Đạt là đàn em thân thiết của NS Hoài Linh. Hai người đã cùng gắn bó và hợp tác trong rất nhiều tiểu phẩm hài. Hứa Minh Đạt cũng được đàn anh nhiệt tình nâng đỡ nhưng lại “kém may mắn” khi sự nghiệp của anh vẫn chưa thể gọi là “vụt sáng”.
Túc Mạch