Các cửa hàng, cấu trúc bậc thang nhỏ hẹp của Hà Nội nằm dọc theo những con đường nhộn nhịp cùng những gánh hàng rong đã tồn tại từ lâu. Bây giờ, những ngồi nhà ống đang chứng kiến và chịu áp lực của một nền kinh tế hiện đại hóa ở một thành phố bậc nhất Việt Nam.
Hình ảnh những dãy nhà ống phản ánh một nền văn hóa cộng đồng, chăm chỉ của Việt Nam và gợi nhớ những ảnh hưởng thuộc địa trong nhiều thập kỷ sau khi thực dân rời khỏi thủ đô. Các ngôi nhà nhỏ, biểu tượng của gia đình và thương mại Đông Nam Á, tiếp tục giữ vị trí nổi bật về kiến trúc ở Việt Nam ngay cả khi các tòa tháp hiện đại và các khu biệt thự được quy hoạch thu hút tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều. Các nhà quy hoạch đô thị quốc gia ngày càng thúc đẩy các dự án phát triển nhà ở tách biệt các khu dân cư sinh sống và kinh doanh.
Những công trình kiến trúc nhiều tầng này được người dân địa phương gọi là nhà ống. Chúng định hình cảnh quan đường phố và đặc biệt là khu phố cổ Hà Nội, nơi có 36 phố phường có từ thời Lý-Trần. Các con phố được đặt tên theo các ngành nghề từng chiếm lĩnh các khu phố, chẳng hạn như phố Hàng Tre, Hàng Đồng và Hàng Bạc nơi khách vẫn có thể tìm thấy các cửa hàng vàng và trang sức. Những dãy nhà kéo dài là nơi sinh sống của các gia đình nhiều thế hệ.
Tống Mạnh Hải, một kiến trúc sư đã thiết kế lại một phần cửa hàng của gia đình mình thành một quán trà được sơn màu rực rỡ bằng những bức tranh đương đại và những chiếc ghế gỗ 100 năm tuổi. Anh cho biết: “Đó là một nét văn hóa cộng đồng bắt nguồn từ cuộc sống làng xã”.
Quán trà hướng cửa ra đường phố, nơi những người phụ nữ lớn tuổi đội nón lá bán vải và đồ gia dụng từ xe đẩy. Thiết kế của quán có mặt bằng rất điển hình so với những ngôi nhà ống khác. Quán nằm chiếm hai tầng của một tòa nhà được chia sẻ với một cửa hàng phụ kiện điện thoại, một cửa hàng hành lý và một quán cà phê khác, tiếp đến là các tầng dân cư sinh sống.
Ngay phía trên quán trà là nhà bếp, phòng tắm và phòng khách cho chủ nhân. Một tầng lửng có kê giường ngủ, không gian phía dưới là để kê bàn ghế và bàn thờ gia tiên. Các phòng không lớn nhưng mỗi tầng đều có ban công râm mát nhìn ra đường để có thêm không gian ngoại cảnh.
Khu Phố cổ của Hà Nội phát triển từ văn hóa làng nghề. Những người thợ thủ công và thương nhân ban đầu xây dựng các gian hàng chợ trước khi xây dựng các khu sinh hoạt phía sau.
Trước khi người Pháp đô hộ miền Bắc vào cuối những năm 1800, các “shophouse” thường có hai tầng với một cửa hàng bán lẻ thấp ở phía trước. Ông Michael DiGregorio, đại diện Việt Nam của Quỹ Châu Á, chuyên gia về quy hoạch đô thị cho biết khi các đường phố chật kín xe cơ giới và xe ba bánh, chính quyền Pháp đã dỡ bỏ các cửa hàng bán lẻ, buộc các chủ sở hữu phải thiết kế lại các tòa nhà với tầng một làm không gian thương mại.
Các khoảng sân bên trong ngăn cách giữa khu vực bán lẻ và khu vực sinh hoạt cuối cùng đã trở thành một phần của các khu nhà phố khi chúng được mở rộng sâu vào các dãy nhà. Một số tòa nhà đã được chính quyền tiếp quản khi Hà Nội được giải phóng năm 1954, lúc người Pháp phải rời đi. Nhiều cuộc kháng Pháp đã phá hủy phần lớn lõi của thành phố, gây ra tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng. Những người chủ cũ đã thuê lại các căn nhà phố từ chính phủ và những người cuối cùng được phép mua lại toàn bộ hoặc một phần của tòa nhà.
Các hạn chế đối với thương mại tư nhân đã được đề ra lúc bấy giờ, mặc dù một số thương nhân ở Phố cổ được phép tiếp tục kinh doanh. Chính quyền đã không cấm tất cả các doanh nghiệp tư nhân và buộc họ vào các hợp tác xã khi chuẩn bị cho cuộc chiến chống Mỹ ở miền Nam. Các doanh nghiệp tư nhân có thể cung cấp những mặt hàng nhu yếu phẩm tốt hơn cho xã hội.
Tinh thần kinh doanh của đất nước được đánh thức vào cuối những năm 1980 bằng công cuộc Đổi mới, đưa đất nước hướng tới nền kinh tế định hướng thị trường. Khu Phố cổ lại một lần nữa nhộn nhịp với nhiều hoạt động kinh doanh. Ngày nay, một số chủ cửa hàng kinh doanh tận dụng lịch sử hàng nghìn năm để phục vụ khách du lịch bằng các quán bar, cửa hàng lưu niệm và khách sạn. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh hiện đang phải chịu đựng sự suy giảm do lượng khách quốc tế đến Việt Nam không còn nhiều vì đợt bùng phát của Covid-19 mới.
Các căn nhà phố trong khu Phố cổ có chiều rộng từ 5m đến 7m và cao từ hai tầng trở lên. Theo Đinh Quốc Phương (Trường Thiết kế Đại học Công nghệ Swinburne ở Victoria – Úc, người đã nghiên cứu các công trình kiến trúc Việt Nam trong 20 năm) cho biết, chúng có thể cao tới 12 tầng ở nhiều nơi khác.
Giờ đây, nhà ống là những tác phẩm chắp vá về kiến trúc và lối sống. Các gia đình sống trong các khu nhà nằm phía sau hoặc phía trên một loạt các cửa hàng kinh doanh, từ cửa hàng tơ lụa đến cửa hàng điện tử trong các quầy hàng có kích thước bằng tủ quần áo.
Các căn nhà phố ở Hà Nội chịu ảnh hưởng từ thẩm mỹ thực dân Pháp với trần cao, cửa sổ mái mở ra ban công và tường xi măng dày để chống lại độ ẩm nóng. Các ngôi nhà và cơ sở kinh doanh được xếp chồng lên nhau và được kết nối với cầu thang lát gạch dốc và cầu thang kim loại hình tròn, những thiết kế không đồng bộ phản ánh sự mở rộng các căn hộ ở những thời điểm khác nhau.
Giá trị của một căn shophouse phụ thuộc vào vị trí của nó, con phố mà nó mọc lên càng sầm uất thì giá trị của nó càng lớn. Kiến trúc sư Hải cho biết, tòa nhà rộng 100m2 mà quán trà của ông nằm dọc theo con đường chính ở phố Hàng Gai có thể bán được tới 120 tỷ đồng (5,2 triệu USD). Các căn nhà phố mang phong cách kiến trúc thuộc địa đang bắt đầu thưa thớt trong bối cảnh tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, mong muốn có được những nơi tiện ích và phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, người Việt Nam không hoàn toàn từ bỏ nhà phố, nhà ống. Ngay cả khi một số chủ sở hữu shophouse ở khu Phố cổ chuyển đến các khu dân cư hiện đại để có thêm không gian và chỗ, tiện ích về hồ bơi và siêu thị, các thành viên gia đình hoặc người thuê vẫn ở lại những ngôi nhà ống lịch sử để giám sát hoạt động kinh doanh. Và những người tìm kiếm các tiện ích mới hơn có xu hướng giữ lại tinh thần cộng đồng của shophouse. Đó là một nét nông thôn hóa Hà Nội duy trì tính làng xã ở nơi phố cổ.
Nhất Tuệ/Theo TTV24
(Theo Bloomberg)