Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta có thể liên quan đến hoàn cảnh của họ, nhưng sự thật là ngay cả khi chúng ta đã trải qua điều gì đó tương tự thì cũng không có cách nào chúng ta biết 100% cảm giác của họ lúc này.
Mọi người trải nghiệm mọi thứ theo cách khác nhau, và có thể có một số điều riêng cho hoàn cảnh của họ.
Khi mọi người cho chúng ta biết cảm giác của họ, họ thực sự chỉ muốn được lắng nghe. Bằng cách nói “tôi biết cảm giác của bạn”, chúng ta có thể sẽ tiếp tục nói về lý do tại sao chúng ta biết những gì họ đang trải qua.
Biến cuộc trò chuyện thành chủ đề của chính mình là một trong những kiểu “tự ái trong cuộc trò chuyện”. Nó xuất phát từ mong muốn tiếp quản cuộc trò chuyện để bạn có thể thực hiện hầu hết các cuộc nói chuyện và nói về bản thân thay vì lắng nghe.
Có một sự khác biệt trong cách cảm nhận của người nghe trong trường này: “Tôi mệt quá, tôi ước tôi có thể đi nghỉ”; ai đó trả lời rằng: “Tôi cũng vậy”, hay trả lời theo cách khác “Bạn làm việc quá sức à? Có lẽ bạn nên nghỉ ngơi một chút”.
Mặc dù câu nói “tôi biết bạn cảm thấy thế nào” xuất phát từ lòng tốt và chúng ta thể hiện sự đồng cảm. Tuy nhiên, đôi khi thật khó để đồng cảm với nỗi khổ của người khác khi chúng ta không cùng hội cùng thuyền.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, khi những người tham gia tiếp xúc với những thứ khó chịu giống nhau họ có thể dễ dàng đoán được cảm xúc của đối tác. Khi đối phương tiếp xúc với những điều khó chịu, họ nghĩ rằng trải nghiệm của họ ít nghiêm trọng hơn thực tế.
Im lặng đôi khi có thể là vàng. Khi mọi người cho chúng ta biết cảm giác của họ, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, chẳng hạn như ôm họ, vỗ nhẹ vào lưng họ hoặc chỉ cần gật đầu và đôi mắt âu yếm thế là đủ. Chúng ta cũng có thể nhẹ nhàng đưa câu chuyện ra khỏi họ để họ biết rằng họ có một người bạn đáng tin cậy để trò chuyện.
Những cử chỉ biểu hiện trên phương diện ngôn ngữ cơ thể có thể tốt hơn gấp ngàn lần việc nói với họ rằng bạn hoàn toàn hiểu nỗi đau của họ.
Bích Thủy