Bí ẩn bộ tộc được cho là “hậu duệ Hai Bà Trưng” tại Indonesia

21:16 | 26/10/2020
Giả thuyết lịch sử cho rằng sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi đến eo biển Malacca, sau đó định cư tại phía tây đảo Sumatra, Indonesia. Cũng từ đó, dân tộc người Minangkabau sống tại quốc đảo này cho đến ngày nay. Dưới đây là những điểm giống nhau kỳ lạ của bộ tộc này với người Việt cổ.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia đã cùng cho rằng tộc người Minangkabau sinh sóng tại Tây Sumatra, Indonesia có nguồn gốc từ Việt Nam.

Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.

Ngôn ngữ

Cộng đồng Dayak gồm hàng trăm sắc tộc khác nhau cư trú rải rác khắp đảo Borneo bao gồm hơn 200 nhóm bộ tộc nhỏ khác như bộ tộc Dayak Ngaju, Dayak Iban, Dayak Baritos, Dayak Kayan, Dayak Benuaqs, Dayak Embaloh (Maloh)…

Mỗi bộ tộc nhỏ lại có một ngôn ngữ, một nền văn hóa, luật lệ, phong tục khác nhau và dễ phân biệt. Họ nói hàng trăm phương ngữ khác nhau nhưng tất cả đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesien). Ở Việt Nam có nhiều dân tộc sử dụng ngữ hệ này, như dân tộc Chăm, Êđê, Gia Rai, Ra Glai và Churu.

Chế độ thị tộc mẫu hệ

Du khách đến thăm tây Sumatra, Indonesia có lẽ sẽ không ấn tượng quá nhiều với vẻ đẹp của hồ và đồi núi nơi đây. Thay vào đó, họ sẽ rất nhớ những người Minangkabau từ phong tục đến văn hoá, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ.

Tộc người Minangkabau mang theo chế độ thị tộc mẫu hệ như người Việt cổ. Người Minangkabau phần lớn theo đạo Hồi nhưng tín ngưỡng của họ là thuyết vật linh. Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn. Thuyết này cũng là tín ngưỡng đầu tiên của người Việt cổ trước khi các đạo khác du nhập vào đất nước.

Mọi nghi thức, lễ hội quan trọng đều do phụ nữ chủ trì như lễ nhậm chức lãnh đạo trong gia tộc, đám cưới, thu hoạch mùa màng…

Khi một cặp vợ chồng kết hôn, chú rể sẽ chuyển đến sinh sống tại nhà cô dâu. Mọi quyết định trong gia đình đều được cân nhắc giữa ý kiến của cả vợ và chồng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, phụ nữ nắm quyền quyết định chính trong các vấn đề liên quan đến hoạt động gia đình, thu chi, mua sắm và giáo dục trẻ em…

Văn hóa

Phần lớn người Dayak sống bằng nghề làm ruộng lúa nước ven sông, làm rẫy, trồng cọ trên những ngọn đồi thấp… Họ cũng làm các nghề thủ công, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề đúc, săn bắt, chài lưới.

Không những thế, người Minangkabau trước kia cũng có tục nhuộm răng và có nhiều thói quen sinh hoạt tương đồng với người Việt.

Giống người Việt sống trên lãnh thổ Việt Nam, người Minangkabau gốc Việt cũng có tục “miếng trầu là đầu câu chuyện”, khách đến nhà sẽ được chủ nhà mời trầu cau.

Kiến trúc

Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang.

Những bức tường dệt bằng tre là biểu tượng phong cách xây dựng nhà truyền thống của người Minangkabau.

Rumah Gadang được thiết kế theo kiểu giống nhà sàn, phần sàn nhà cách mặt đất độ gần 2m, bên trong được chia làm ba phần thông thoáng nhau không có vách ngăn cách.

Các nhà nghiên cứu ở Indonesia cũng tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau. Ngày nay có hơn 4 triệu người Minangkabau sinh sống tại tỉnh Tây Sumatra, trong khi có hơn 3 triệu người khác sinh sống rải rác tại nhiều thành thị của Indonesia và bán đảo Mã Lai.

Hải Linh/ Theo TTV24

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *