“Bốn bộ sách Tết”- Bức tranh khắc họa chân dung văn hoá truyền thống Tết dân tộc

18:30 | 07/05/2022

Vừa qua tại Eastin Grand Hotel Sài Gòn- số 253 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu Việt Nam học đã chính thức ra mắt “Bốn bộ sách Tết”  trước các quan khách và báo giới.  

  • Phó Giáo sư- Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam Học và bà Ashley Ngô- CTHĐQT Tập Đoàn Ánh Rạng

Đây là bộ sách phác hoạ chân dung văn hoá truyền thống về Tết của Việt Nam (Tết Nguyên Đán) cách nay hơn 100 năm với nguồn tư liệu đã sưu tập từ năm 1908 đến 1909. Bộ sách gồm 4 quyển: Quyển I Tết cả Việt Nam, Quyển II quyển Tiếng Anh, Quyển III Bộ sưu tập bìa báo Tết Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Quyển IV Bộ sưu tập báo Tết bìa Nam Kỳ.

  • Phó Giáo Sư Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam Học và ông Leon Dolle – TGĐ Eastin Grand Hotel SaiGon

Bốn bộ sách Tết mang ý nghĩa của loại hình văn hoá đọc, có thể nói đây là những bộ sách khác biệt về kích thước với khổ giấy A3 được in trên nền giấy nghệ thuật chịu được sự mài mòn của thời gian, vì vậy dù trải qua bao năm tháng, chất liệu giấy vẫn khó lòng thay đổi.

Ông Đỗ Việt Hà, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác phát hành sách với Phó giáo sư- Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam học.

Nội dung bốn bộ sách Tết được trải dài với hình ảnh phong phú đa dạng từ tranh dân gian có cách đây hơn trăm năm do bàn tay nghệ nhân của tranh Tây Hồ, Hàng Trống thực hiện bằng mộc bản (khắc gỗ), toàn mộc bản gồm 4577 bức chú giải Hán Nôm được trích ra khoảng 500 bức để mô tả Tết cả Việt Nam. Bốn bộ sách Tết mang đến nét độc, lạ từ hình thức bên ngoài đến thông tin bên trong. Mỗi một cuốn sách đều được phác hoạ bìa với các gam màu khác nhau. Tất cả đã làm nên nét đẹp trong bức chân dung văn hoá truyền thống Tết dân tộc.

Trong khuôn khổ buổi ra mắt sách đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Việt Nam Học và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Hồ Chí Minh. Đây là phương thức hỗ trợ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị với mục đích đưa Bốn Bộ Sách Tết Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Hơn 50 năm qua (từ năm 1962), tại Sài Gòn, bốn bộ sách đã được Phó Giáo Sư- Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam Học dày công sưu tầm tài liệu và nghiên cứu.

Những bó hoa tươi thắm và Bốn bộ sách Tết được Phó Giáo sư Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Vine nghiên cứu Việt Nam Học gửi đến quan khách.

 Phó Giáo Sư- Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng,Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam Học từng là Hiệu trưởng của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (từ năm 1997 đến năm 2015). Ông, chính là người Thầy góp phần tiên phong trong việc xây dựng hệ thống đào tạo trường Đại học dân lập tại Việt Nam. Phó Giáo Sư- Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng cũng là người đã tiếp nối công tác liên kết giữa giáo dục Việt Nam- Thái Lan- Indonesia và một số nền giáo dục, kể cả Đại học Samoa của quần đảo xa xôi của Nam Thái Bình Dương với hệ thống giáo dục tiến bộ của các nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn, Pháp, Thái Lan, Indonesia … Ông được biết đến là người ấn hành một số từ điển Kanji Hán Nhật Việt đầu tiên của Việt Nam vào năm 1973 tại Sài Gòn. Phó Giáo Sư- Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng còn là người phát hiện công trình “Kỹ thuật người An Nam”, nghiên cứu của Henri-Joseph Oger về đề tài Technique du peuple Annamite (Kỹ thuật Người An Nam), được thực hiện tại Hà Nội năm 1908-1909, đây là công trình đã bị lãng quên hơn 1 thế kỷ.

Tổng lãnh sự các nước cùng ông Đỗ Việt Hà, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP. HCM cùng Phó Giáo sư- Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam Học.

Hiện nay trong vai trò mới là Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam Học, Phó Giáo Sư- Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng vẫn tiếp tục dành hết tâm huyết của cuộc đời mình để góp phần tái hiện ký ức Đông Dương thời thuộc địa Pháp.

 

 

Gia Anh (Theo TTV)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *