Dòng sông nóng nhất thế giới có thể luộc chín mọi sinh vật

09:30 | 18/08/2020
Sông Shanay - Timpishka được người dân địa phương cho rằng nguồn nước nóng được phun ra từ thần rắn khổng lồ Yacumama. Được dịch từ tiếng Anh, Shanay - Timpishka, còn được gọi là La Bomba, là một nhánh của sông Amazon, được gọi là "dòng sông sôi duy nhất trên thế giới". 

Shanay – timpishka là dòng sông luôn sôi sục nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon, ở Peru. Tên của dòng sông có nghĩa là “sôi sục với sức nóng của mặt trời”. Dòng sông rộng khoảng 25m và sâu 6m nhưng chỉ kéo dài 6,4km.

Nhiệt độ nước sông dao động từ 50-90 độ C. Tuy nhiên, sông còn có khúc nóng đến 100 độ C, đủ để khiến bất kì ai chạm vào dù chỉ vài giây sẽ bị bỏng cấp độ 3. Nhiều loài thú hoang rơi xuống đây đều bị luộc chín trước khi bơi qua sông.

Một số dòng sông nóng khác trên thế giới tồn tại liên quan đến núi lửa đang hoạt động. Tuy nhiên, sông Shanay – timpishka có độ nóng đạt gần nhiệt độ sôi là trường hợp đặc biệt khi nằm cách xa núi lửa gần nhất đến 600 km.

Nhiều nhà khoa học đưa ra giả thuyết, nguồn năng lượng địa nhiệt từ nước nóng ở các vùng đứt gãy trên Trái Đất đã tràn vào dòng sông, khiến nó có nhiệt độ tối đa.

Tuy nhiên người dân địa phương lại tin rằng nguồn nước nóng được phun ra từ thần rắn khổng lồ Yacumama – mẹ Nước, người được tượng trưng bởi tảng đá hình đầu rắn nằm trên thượng nguồn con sông.

Hiện nay, dòng sông là nơi đặt một số điểm chữa bệnh tâm linh trong đó lâu đời và nổi tiếng nhất là Mayantuyacu, được lập nên bởi Juan Flores Salaszar, một thầy lang Asháninka.

Hàng năm, nhiều du khách thực hiện hành trình vào rừng sâu, đến Mayantuyacu để tìm hiểu về các phương pháp chữa bệnh cổ xưa. Người ta tin rằng hơi nước bốc lên từ dòng sông khiến lá thuốc lấy từ cây Came Renaco trở nên hiệu quả hơn.

Quang Thịnh/ Theo TTV24

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *