Những giá trị “vàng” của chương trình thực tế Sô Diễn Cuộc Đời

13:13 | 11/03/2021
Giá trị nhân văn của Sô Diễn Cuộc Đời không chỉ dừng lại ở số tiền chương trình quyên góp được cho nhân vật chính mà nó còn nằm ở những giá trị tinh thần khác.

Sô Diễn Cuộc Đời vừa lên sóng tập 7 với nhân vật chính là chị Diễm Tam Kỳ – người phụ nữ miền Trung sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng cùng tài năng chơi đàn tranh điêu luyện. Người phụ nữ khiếm thị Diễm Tam Kỳ thể hiện tài năng đánh đàn tranh “thần sầu” trong Sô Diễn Cuộc Đời

Ở tập phát sóng trước, khán giả đã được thưởng thức giọng hát chân tình của chị Diễm, còn ở tập này người xem lại có cơ hội chiêm ngưỡng tài năng đánh đàn tranh của “thần sầu” chị. Vẫn với sự góp mặt của chú Thanh Điền Guitar, giọng ca khiếm thị Nhất Sinh cùng ca sĩ Dương Ngọc Thái, sự giao thoa âm nhạc trong đêm diễn đã đưa khán giả đi qua nhiều cung bậc cảm xúc khó tả.

Đứng trên sân khấu của riêng mình với hàng trăm ngàn khán giả theo dõi qua livestream trực tiếp chị Diễm không tránh khỏi xúc động mà bật khóc, những giọt nước mắt của sự hạnh phúc lăn dài trên đôi má của người phụ nữ khiếm thị.

Chị Diễm từng chia sẻ với khán giả ở tập 6 rằng: “Khi bắt đầu bước lên sân khấu, mình cứ nghĩ chắc mình đang nằm mơ. Người bình thường tổ chức liveshow đã rất khó, nói gì đến người khiếm thị như mình” rồi “Sau khi hát xong bài đầu tiên, mình nghĩ như vậy là bản thân mình đã có một liveshow. Lúc đó cảm giác của mình lâng lâng khó tả”. Chắc hẳn đó không phải là cảm xúc riêng của chị Diễm mà còn là xúc cảm chung của những nhân vật từng xuất hiện trong Sô Diễn Cuộc Đời khi “ước mơ âm nhạc” trở thành sự thật.

Mỗi nhân vật xuất hiện trong chương trình đều mang đến một câu chuyện riêng nhưng tựu trung lại thì tất cả đều đến đây vì ước mơ, ước mơ được đứng trên sân khẩu mang tên mình, ước mơ được sống với những thanh âm kỳ diệu của cuộc đời. Tại đây, các nhân vật không chỉ thể hiện tài năng mà họ còn chia sẻ những câu chuyện về cuộc đời khiến ai nấy nghe đều không tránh khỏi khỏi xúc động.

Nếu như chú Hai Liêm được khán giả nhớ đến với cây đàn thau độc nhất vô nhị cùng câu chuyện về cuộc đời lắm vất vả thì chú Hùng Hero lại gây ấn tượng với câu chuyện về người đàn ông tìm về giấc mơ của đam mê tuổi trẻ hay chú Trường Daklak – cựu giảng viên âm nhạc mang trong mình niềm đam mê chế tạo nhạc cụ độc đáo, chú Thanh Điền Guitar với tài năng chơi đàn điêu luyện,…Từ những con người sống với âm nhạc chỉ để thỏa đam mê nay lại tỏa sáng trên sân khấu với ánh đèn và khán giả. Đó là điều mà có lẽ cả đời họ không bao giờ nghĩ đến.

Bên cạnh việc được sống trong không gian riêng của mình, nhân vật chính còn nhận được số tiền ủng hộ đến từ các mạnh thường quân cũng như khán giả đến xem show diễn. Có những đêm khán giả quyên góp số tiền kỷ lục lên đến hơn 100 triệu. Nhưng tính nhân văn của Sô Diễn Cuộc Đời không dừng lại ở những con số chương trình quyên góp được cho nhân vật mà nó còn nằm ở giá trị tinh thần khi giúp nhân vật được trải nghiệm cảm giác “giấc mơ thành sự thật”.

Tất cả mọi người đều có quyền được mơ ước cho dù họ đang ở hoàn cảnh sống nào. Ước mơ là điều mà mỗi người đều có và không có ước mơ nào đắt giá hơn ước mơ nào và sẽ thật tuyệt vời nếu như ước mơ của họ trở thành hiện thực.

Hải Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *