Tác phẩm điện ảnh từng khiến các hãng phim bị xóa sổ

09:32 | 11/12/2020
Những bộ phim tưởng chừng sẽ phá đảo phòng vé và đem lại hiệu ứng trên toàn cầu như The golden compass, Mars needs mom, Superman IV nhưng kết quả lại đã khiến các hãng sản xuất rơi vào tình cảnh bị thâu tóm hoặc phá sản.

It’s a wonderful life (1946) là tác phẩm của huyền thoại Frank Capra sau khi ông thành lập Công ty Liberty Films. Mặc dù được phát hành vào dịp giáng sinh nhưng doanh thu phòng vé của bộ phim không thể bù lại chi phí sản xuất và các khoản phí khác. Điều này khiến cho Liberty Films bị công ty khác thu mua lại, còn Capra và cộng sự bị hãng này ràng buộc bằng các hợp đồng làm phim. Thậm chí, Capra từng chia sẻ về sự việc này: “Mục đích của hãng là gây ảnh hưởng đến xu hướng làm phim của Hollywood, giúp bốn người lính trở nên giàu có bằng công sức của chính họ. Song, tác phẩm đã phá hủy sự nghiệp của tôi”.

The lady vanishes (1979) từng được kì vọng sẽ là tác phẩm chuyển hướng tích cực cho hãng phim Hammer Produtions. Tuy nhiên, bộ phim không chỉ không đem lại được thành công mà lại trở giọt nước tràn li sau chuỗi dự án thật bại, khiến hãng phim phải ngừng hoạt động. Sau lần cải tổ năm 2007, Hammer trở thành bến đỗ cho những dự án kinh dị không quá tiếng tăm và khó có thể trở lại thời hoàng kim.

Heaven’s Gate (1980) là tác phẩm xoay quanh nội dung xung đột giữa giới địa chủ và dân khai hoang ở Wyoming cuối thế kỉ XIX. Khi ra mắt, bộ phim vấp phải sự chỉ trích từ mọi phía trong ngành điện ảnh, đến nỗi hãng phim United Artists phải dừng chiếu tác phẩm chỉ sau một tuần ra mắt. Thậm chí, bộ phim bị coi là một trong những bộ phim dở nhất lịch sử, nhưng hãng vẫn cố phát hành nó một năm sau đó dưới phiên bản của đạo diễn (director’s cut). Bộ phim đã ngốn mất 44 triệu USD của nhà làm phim nhưng lại chỉ đem lại doanh thu vỏn vẹn 3,5 triệu USD và khiến United Artists phải ngừng hoạt động trước khi sáp nhập vào MGM.

Khi phim nhựa đầu tiên về Siêu nhân chạm đến màn ảnh rộng vào năm 1978, những bộ phim như Superman đã báo trước tiềm năng của dòng phim siêu anh hùng tại Hollywood. Ba phần hậu truyện tiếp tục được ra mắt để thu về lợi nhuận cho hãng phim. Tuy nhiên khi Superman IV: The quest for peace (1987) được công bố, khán giả đã cho rằng bộ phim như một tác phẩm rẻ tiền, có những bối cảnh không được chỉnh sửa cho đẹp và chỉn chu. Hãng phim Cannon Group đứng trên bờ vực phá sản dù đã cắt kinh phí chỉ còn khoảng 18 triệu USD, tức bằng một nửa các phần trước. Sau một năm thất bại của Superman IV, hãng Pathe Communications mua lại Cannon Group.

Battlefield Earth (2000) có doanh thu thấp không bằng một nửa vốn sản xuất, còn bị giới phê bình chỉ trích về mọi mặt, từ đạo diễn cho đến hiệu ứng kĩ xảo. Sau đó, ban lãnh đạo của Franchise bị kết tội thổi phồng chi phí làm phim để lừa nhà đầu tư. Công ty nộp đơn tuyên bố phá sản vào năm 2007, để lại di sản là hàng loạt thỏa thuận lừa đảo, cùng tác phẩm thường xuyên bị liệt vào danh sách những bộ phim tệ hại nhất mọi thời đại.

Warner Bros. muốn Looney tunes: Back in action (2003) là hậu truyện cho Space Jam (1996), nhưng lại trở thành phẩm thất bại của tài tử Brendan Fraser và hãng Warner Bros vì nhân vật chính do Michael Jordan đóng trước đó từ chối quay lại. hãng bèn đổi tên dự án thành Spy Jam và cố chào mời diễn viên Thành Long, nhưng cũng không thành công. Cuối cùng, đạo diễn Joe Dante được chọn lựa để dẫn dắt dự án. Tuy nhiên, tác phẩm được cho là thảm họa của điện ảnh Hollywood khi các chi tiết cẩu thả bị nhồi vào mạch phim vốn đã chẳng logic. Doanh thu 68,5 triệu USD so với kinh phí 80 triệu USD khiến Warner Bros. nhanh chóng hủy bỏ kế hoạch phát triển tiếp thương hiệu, đồng thời giải thể luôn đơn vị hoạt hình Warner Brothers Feature Animation.

The golden compass (2007) từng được hãng phim mong ước trở thành tác phẩm thương hiệu điện ảnh mới. Tuy nhiên, bộ phim chỉ thu được 70 triệu USD tại Bắc Mỹ so với kinh phí đầu tư 180 triệu USD. Toàn bộ dự án bị cho là sai lầm từ phía công ty mẹ Time Warner, và New Line bị thôn tính bởi Warner Bros. chỉ hai tháng sau đó.

Mars needs moms (2011) đánh dấu sự hợp tác giữa ImageMovers và hãng Disney. Nhưng bộ phim lỗ nặng khi chỉ thu về 39 triệu USD so với kinh phí lên tới 150 triệu USD. Công chúng cho rằng, bộ phim bắt nguồn từ công nghệ ghi hình chuyển động (motion capture) mà Zemeckis từng áp dụng cho A Christmas Carol nay khiến Mars needs moms trông vừa kỳ quặc, vừa ghê rợn. Thậm chí, từ trước lúc bộ phim công chiếu, các bên đã tuyên bố đơn vị ImageMovers Digital sẽ ngừng hoạt động.

Ý Yên/Theo TTV24

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *